Chú thích Nguyễn_Hữu_Có

  1. Tiền thân của Sư đoàn 7 Bộ binh sau này.
  2. Tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh sau này.
  3. Trường Võ bị Quốc gia được thành lập vào tháng 9 năm 1948 (cuối nửa đầu Thế kỷ 20) tại Huế.
  4. Chuyện của Tổng trưởng Quốc phòng chế độ cũ
  5. Trường Võ bị Quốc gia ban đầu được mở tại Huế nên thường gọi là trường "Võ bị Huế", toạ lạc ở khu Đập Đá hữu ngạn sông Hương. Trường đã đào tạo được 2 khóa sĩ quan hiện dịch gồm khóa 1 Phan Bội Châu và khóa 2 Quang Trung. Đến tháng 7 năm 1950, di chuyển về Đà Lạt đặt tại địa điểm trước đó là cơ sở của trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Thuộc địa Pháp. Tiếp tục tuyển sinh và đào tạo khóa thứ 3 có tên là khóa Trần Hưng Đạo, đồng thời lấy tên mới là trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (năm 1959 đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt)
    Địa điểm cũ của trường Võ bị Huế ngay sau đó trở thành cơ sở của trường Võ bị Địa phương Trung Việt.
  6. Khóa 1 ban đầu có tên là khóa Bảo Đại, sau đổi tên thành khóa Phan Bội Châu.
  7. Trường Thiếu sinh quân Gia Định được đặt ở khu Đakao, nên thường gọi là trường Thiếu sinh quân Đakao
  8. Chức vụ sau cùng: Trung tá Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu. Giải ngũ năm 1968
  9. Liên đoàn 31 Bộ binh được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Hải Dương do Trung tá Nguyễn Quang Hoành (Sinh năm 1916 tại Quảng Trị, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Nam Việt, Vũng Tàu. Đã được giải ngũ, sau tái ngũ. Chức vụ sau cùng: Đại tá Thanh tra tại Bộ Tổng Tham mưu) làm Chỉ huy trưởng đầu tiên.
  10. Ngày 15 tháng 12 năm 1954 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, Liên đoàn 31 được làm nòng cốt để thành lập Sư đoàn 31 Bộ binh sau đó trở thành Sư đoàn Dã chiến số 4 và sau cùng vào ngày 1 tháng 12 năm 1958 đổi tên lần cuối thành Sư đoàn 7 Bộ binh
  11. Lớp Tham mưu cao cấp niên khóa 1957-2 thụ huấn 16 tuần là lớp thứ 3 Đại học Quân sự hoa Kỳ thu nhận 8 sĩ quan người Việt gồm có: Đại tá Nguyễn Hữu Có, Trung tá Nguyễn Văn Chuân, Đại tá Tôn Thất Đính, Trung tá Bùi Hữu Nhơn, Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, Trung tá Dương Ngọc Lắm
    -Trung tá Lê Văn Nhật (Sinh năm 1928 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Địa phương Trung Việt, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế (1967-1969), giải ngũ năm 1973).
    -Trung tá Lê Quang Trọng (Sinh năm 1925 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh (1961-1963), giải ngũ năm 1964).
  12. Đầu tháng 4 năm 1959, Sư đoàn 16 sáp nhập với Sư đoàn 15 Khinh chiến để thành lập Sư đoàn 23 Bộ binh do Đại tá Bùi Dinh (Sinh năm 1929 tại Quảng Bình, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt) làm Tư lệnh.
  13. Tướng Có thay thế Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, sau khi bàn giao sư đoàn 7 lại cho Đại tá Phạm Văn Đổng.
  14. 1 2 Hồ Quân, Những ngày tháng lưu vong: Ngày Quân lực 19 tháng 6. Viết lại năm 2014 của bài viết vào tháng 6 năm 1997
  15. Cùng tháp tùng phái đoàn còn có:
    -Trung tướng Lê Nguyên Khang (Tư lệnh Thủy quân Lục chiến)
    -Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị (Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật)
    -Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng (Ủy viên Xây dựng Nông thôn)
    -Ông Bùi Diễm (Thứ ủy Ngoại giao kiêm Thư ký của phái đoàn)
    Ngày 10 cùng tháng, phái đoàn trở về Sài Gòn, cùng theo phái đoàn có phó Tổng thống Hoa Kỳ Hubert Horatio Humphrey
  16. Tướng VNCH 'ủng hộ hòa giải' qua đời, BBC, 6.7.2012
  17. Thăm ông Nguyễn Hữu Có
  18. Viễn Sự (ngày 3 tháng 7 năm 2012). “Ông Nguyễn Hữu Có qua đời”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012. 
  19. Phạm Bá Hoa, Nhớ Ngày Quân Lực 19/6.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn_Hữu_Có http://www.tuanvietnam.net/2010-04-19-chuyen-cua-v... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/12... http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/c... http://phapluattp.vn/ho-so-phong-su/ngay-3041975-t... http://phapluattp.vn/ho-so-phong-su/ngay-3041975-t... http://phapluattp.vn/ho-so-phong-su/ngay-3041975-t... http://sknc.qdnd.vn/sukiennhanchung/vi-vn/89/70/26... http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/265/265/26... http://www.tienphong.vn/xa-hoi/7490/Ong-Nguyen-Huu... http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/500223/Ong-Nguy...